Vì sao các hãng xe ưa chuộng công nghệ thiết kế dựa trên mô hình?

Mới đây nhằm tăng tốc phát triển và cắt giảm chi phí, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang đẩy mạnh kế họach phát triển các dòng xe dựa trên công nghệ thiết kế mẫu xe. Chính vì sự nâng cao về chất lượng và độ tinh xảo bằng các công nghệ thiết kế này. Cho nên các mẫu thiết kế xe ngày càng trở nên sống động như thật. Trong quá trình phát triển mẫu xe mới theo hướng mô hình. Việc mô phỏng trên máy tính sẽ cho phép các nhà thiết kế xem trước những yếu tố có thể gây ra sự cố. Phương pháp này vừa giúp tiết kiệm chi phí hơn và vừa nhanh hơn so với việc xây dựng và chạy thử các nguyên mẫu thực tế.

Mazda tiên phong trong công nghệ thiết kế mô hình

Với mục đích thúc đẩy phát triển và cắt giảm chi phí. Một số công ty sản xuất xe hơi Nhật Bản và các đơn vị phân phối linh kiện sẽ tiêu chuẩn công nghệ thiết kế xe sản phẩm.

Mazda, Toyota, Honda, Nissan, Subaru cùng với các đơn vị phân phối linh kiện Denso; Panasonic, Mitsubishi Electric, Aisin và Jatco sẽ cùng nhau sáng lập một tổ chức mới. Nhiệm vụ thúc đẩy phát triển thiết kế dựa trên mô hình.

Mazda tiên phong trong công nghệ thiết kế mô hình xe
Mazda tiên phong trong công nghệ thiết kế mô hình xe

Thực tế, từ những năm 2000, Mazda đã là một trong những công ty ô tô Nhật Bản đầu tiên sử dụng phương pháp này. Mazda đã có thể giảm một nửa thời gian cần thiết để phát triển động cơ sử dụng phương pháp phát triển dựa trên mô hình. Với các đối thủ như Toyota và Honda sau đó đã giới thiệu nó. Vì cách tiếp cận thiết kế đang trở thành xu hướng chủ đạo giữa các nhà sản xuất ô tô.

Mazda cho biết hãng không quá quan tâm đến những sự khác biệt giữa các công ty sản xuất ô tô và các đơn vị sản xuất linh kiện. Mitsuo Hitomi, thành viên sáng tạo cấp cao của Mazda phát biểu trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi sẽ nâng cao hiệu quả hết sức có thể để tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như là công nghệ môi trường.”

Lợi ích của công nghệ thiết kế dựa trên mô hình

Trong quá trình phát triển thiết kế dựa trên mô hình. Mỗi bộ phận đều được hiển thị dưới dạng kỹ thuật số. Từ đó một chiếc xe ảo sẽ được tạo ra. Điều này cho phép các nhà thiết kế nhận ra bộ phận nào có vấn đề. Cách làm này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hơn việc chạy thử các phiên bản thử nghiệm.

Mazda đã ứng dụng thiết kế dựa trên mô hình vào việc phát triển công nghệ tiết kiệm nhiên liệu Skyactiv. Công nghệ này được sử dụng trên mẫu SUV CX-5. Mẫu xe ra mắt vào năm 2012 và nhiều mẫu xe phổ biến khác.

Lợi ích của công nghệ thiết kế xe dựa trên mô hình
Lợi ích của công nghệ thiết kế xe dựa trên mô hình

Được biết, thời gian để Mazda phát triển động cơ khi sử dụng thiết kế dựa trên mô hình chỉ còn bằng 1/2 so với cách phát triển theo truyền thống. Sau đó, phương pháp này cũng lần lượt được áp dụng bởi các đối thủ khác. Điển hình như Toyota, Honda. Từ đó dần trở nên quen thuộc với các nhà sản xuất ô tô còn lại của Nhật Bản.

Trong khi một số nhà sản xuất ô tô lớn đã sử dụng phát triển dựa trên mô hình. Việc đưa các nhà cung cấp phụ tùng vừa; nhỏ vào cuộc được kỳ vọng sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản.

Vì sao nên áp dụng thiết kế dựa trên mô hình?

Tuy nhiên, các công ty sản xuất và cung cấp linh kiện vẫn còn khá chậm chân trong việc áp dụng thiết kế dựa trên mô hình. Các công ty vừa và nhỏ không có đủ kinh phí để thuê kỹ sư trình độ cao. Họ cũng chưa từng áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào quy trình sản xuất.

Vì vậy, một trong các mục tiêu của liên minh thiết kế ô tô dựa trên mô hình là giúp các công ty đó. Nhưng bằng cách hỗ trợ về công nghệ và nhiều lĩnh vực khác. Hơn nữa, tổ chức được thành lập cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của phương pháp thiết kế này.

Mẫu xe được thiết kế theo phương pháp dựa trên mô hình
Mẫu xe được thiết kế theo phương pháp dựa trên mô hình

Từ trước tới nay, các nhà sản xuất ô tô sử dụng các phương pháp khác nhau để thể hiện cách lốp xe dịch chuyển khi động cơ ô tô quay. Tạo ra một tiêu chuẩn sẽ giúp các nhà sản xuất linh kiện không phải thay đổi thiết kế liên tục. Mục tiêu để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các công ty sản xuất ô tô nữa. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Thiết kế xe dựa trên mô hình thúc đẩy tính cạnh tranh

Phương pháp thiết kế dựa trên mô hình này thực chất đã được giới thiệu và triển khai ở châu Âu. Thậm chí còn trước cả Nhật Bản. Các nhà sản xuất ô tô như Daimler, BMW, Robert Bosch; Continental… và các đơn vị sản xuất; cung cấp linh kiện khác cũng đã áp dụng phương pháp thông minh này.

Do đó, việc các công ty nhỏ và vừa tham gia vào tổ chức này. Được cho là sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Nhất là khi xe điện và các công nghệ mới. Điển hình như xe ô tô tự lái đang trở nên ngày càng phổ biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *