Thủ thuật dừng tính năng Auto Maintenance trên Windows 10

Auto Maintenance được biết đến là tính năng chạy nền bao gồm một số biện pháp tự bảo trì hệ thống máy tính của chúng ta. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đôi lúc có thể xảy ra hiện tượng bị treo máy, lag máy do xung đột hệ thống khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Chính vì vậy, hôm nay, vanetzia.com xin hướng dẫn các bạn một số cách vô hiệu hoá tính năng Auto Maintenance trên hệ điều hành Windows 10 nhanh chóng và đơn giản ai cũng làm được. Đừng vội chuyển trang mà hãy lướt xuống ngay bạn nhé.

Những cách vô hiệu hoá tính năng Auto Maintenance trên Windows 10

Dừng Maintenance trên Windows 10 trong Control Panel

Dừng tính năng Auto Maintenance trên Windows 10 trong Control Panel
Dừng tính năng Auto Maintenance trên Windows 10 trong Control Panel
  • Dừng Maintenance Trên Windows 10 Trong Control Panel
  • Bước 1: Đầu tiên mở Menu Start sau đó gõ “control” để vào Control Panel.
  • Bước 2: Trong Control Panel có một mục tên là System and Security, bạn truy cập vào đó.
  • Bước 3: Trong System and Security truy cập tiếp vào Security and Maintenance.
  • Bước 4: Trong Security and Maintenance có một phần là Maintenance bạn mở nó ra, bạn sẽ thấy có một mục có tên là Automatic Maintenance đang ở chế độ Start. Click vào Stop Maintenance để tắt nó đi.

Dừng Maintenance trên Windows 10 trong Command Prompt

Để vô hiệu hoá thành công tính năng Automatic Maintenance trên Windows 10, các bạn cần tiến hành thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Đầu tiên, các bạn nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để mở cửa sổ Run. Sau đó nhập “Regedit” rồi nhấn Enter để mở Registry Editor.
  • Bước 2: Sau khi cửa sổ Registry Editor xuất hiện, các bạn điều hướng theo đường dẫn bên dưới:

“HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\Schedule\Maintenance“

Note: Nếu các bạn thật sự không tìm thấy key. Bạn có thể tạo các key này.

  • Bước 3: Lúc này, các bạn sẽ nhìn thấy giá trị MaintenanceDisabled được thiết lập mặc định là “0“. Nếu muốn vô hiệu hoá tính năng Automatic Maintenance trên Windows 10. Các bạn chỉ cần thay đổi giá trị Value Date thành “1“. Đối với trường hợp bạn không tìm thấy MaintenanceDisabled, thì các bạn có thể tạo một giá trị DWORD 32-bit mới. Và sau đó đổi tên giá trị này thành MaintenanceDisabled rồi thiết lập giá trị trong Value Date thành “1“
  • Bước 4: Cuối cùng, các bạn khởi động lại máy tính Windows 10 của mình. Lúc này, tính năng Automatic Maintenance đã bị vô hiệu hoá. Trường hợp nếu muốn kích hoạt lại tính năng Automatic Maintenance, các bạn chỉ cần thiết lập lại giá trị MaintenanceDisabled thành “0” hoặc có thể xoá giá trị MaintenanceDisabled đi là được.

Hướng dẫn các cách bảo trì hệ thống thủ công

Nếu như các bạn đã chọn Automatic Maintenance, các bạn sẽ phải tự thực hiện các tác vụ bảo trì trên hệ điều hành của mình một cách thủ công. Rất may cho bạn là nhiều công việc được thực hiện bởi Automatic Maintenance cũng có sẵn một công cụ độc lập.

Tiến hành Defragmentation (chống phân mảnh)

Tiến hành Defragmentation để bảo trì hệ thống thủ công
Tiến hành Defragmentation để bảo trì hệ thống thủ công

Vào Control Panel -> Administrative Tool -> Defragment and Optimize Drives, đánh dấu ổ đĩa mà các bạn muốn thực hiện. Nhấp vào Optimize  để bắt đầu quy trình. Quá trình này sẽ mất chút thời gian tuỳ thuộc vào lưu lượng dữ liệu trên ổ cứng của bạn.

Chạy Malware Scans

Các bạn có thể chạy Windows Defender để quét phần mềm độc hại bất kỳ lúc nào. Công cụ này rất dễ sử dụng trong Windows 10. Để bắt đầu, các bạn tiến hành tìm ứng dụng trong Start Menu, rồi mở nó ra và nhấp vào Virus and threat protection từ trình duyệt đơn ở bên trái. Mở rộng các tuỳ chọn Windows Defender Antivirus Options và bật Periodic scanning.

Dùng Windows Updates

Để kiểm tra tất cả các bản cập nhật Windows mới nhất bằng thủ công, thì các bạn hãy điều hướng đến Start -> Settings -> Update and security -> Windows Update -> Check for updates. Trong lúc Windows đang update tải xuống và cài đặt nâng cấp hệ thống ở chế độ nền các bạn có thể tiếp tục vào việc bình thường. Cuối cùng, khởi động lại máy để hoàn tất quá trình cập nhật.

Lời kết

Với những cách vừa giới thiệu, bạn đã dừng Maintenance trên Windows 10 thành công. Với việc tắt Maintenance bạn đã có thể hạn chế một số lỗi không cần thiết trong quá trình sử dụng Windows 10. Hơn nữa việc dừng Maintenance sẽ giúp tiết kiệm pin Win 10. Vì đây cũng là một chế độ chạy ngầm gây hao pin. Nhất là với những ai sử dụng laptop thì việc tiết kiệm pin Win 10 là rất cần thiết. Tắt một số tính năng không cần thiết trên Windows 10 ngoài việc tiết kiệm pin cũng giúp máy chạy nhanh hơn. Nhưng không phải dịch vụ nào cũng tắt được và có khi tắt chúng cũng gây ra một số lỗi không cần thiết. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *