Phát hiện mới: Cảm biến của smartphone có thể nhận biết say cần sa

Đó là một nghiên cứu gần đây của Rutgers (thuộc Mỹ). Rutgers là Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Lão hóa rất nổi tiếng tại quốc gia này. Việc họ công bố cảm biến từ smartphone có thể phát hiện ra tình trạng say cần sa thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Nếu đúng như vậy, phát hiện này chắc chắn sẽ là cánh tay đắc lực để kiểm soát an ninh xã hội. Vậy quá trình nghiên cứu và thử nghiệm như thế nào? Kết quả nghiên cứu ra sao? Hãy cùng mình theo dõi chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé.

Nghiên cứu sự liên quan giữa cảm biến smartphone và tình trạng say cần sa

Theo MedicalXpress, nghiên cứu đánh giá tính khả thi của việc sử dụng dữ liệu cảm biến trên smartphone để xác định đối tượng có say cần sa hay không. Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập từ những người trẻ tuổi dùng cần sa ít nhất 2 lần/tuần. Tình nguyện viên sẽ tự báo cáo tần suất sử dụng cần sa trong ngày và trong tuần; kết hợp với dữ liệu cảm biến trên smartphone. Cụ thể là dữ liệu di chuyển thu được từ GPS (vào thời điểm đối tượng báo cáo rằng mình bồn chồn, tăng động); cùng dữ liệu chuyển động từ gia tốc kế. Đây là hai tính năng cảm biến quan trọng nhất để phát hiện tình trạng say cần sa của đối tượng.

Có sự liên quan giữa cảm biến smartphone và tình trạng say cần sa
Có sự liên quan giữa cảm biến smartphone và tình trạng say cần sa

Kết hợp tự báo cáo và phân tích dữ liệu cảm biến smartphone; các nhà nghiên cứu đánh giá tính khả thi của hai phương pháp phát hiện say cần sa là rất cao; có thể chính xác đến 90%. Nếu chỉ dựa vào việc báo cáo tự giác của đối tượng, độ chính xác chỉ ở mức 60%.

Đại diện Rutgers chia sẻ

Tammy Chung – tác giả bài nghiên cứu đồng thời là Giáo sư tâm thần học tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Lão hóa Rutgers cho biết: “Sử dụng những cảm biến trong điện thoại của một người, chúng tôi có thể phát hiện người đó có bị say cần sa hay không và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời”.

Người rơi vào trạng thái say cần sa sẽ phản ứng chậm hơn người bình thường, ảnh hưởng đến hiệu sức làm việc, học tập, hoặc suy giảm hành vi trong lúc lái xe, dễ gây ra tai nạn giao thông. Các biện pháp xét nghiệm máu, nước tiểu, nước bọt hiện tại có nhiều hạn chế như không thể phát hiện tình trạng nhiễm độc cần sa về lâu dài, cũng không thể theo dõi triệu chứng suy giảm hành vi mà đối tượng thể hiện qua sinh hoạt hằng ngày.

Một số loại cảm biến thường thấy trên thiết bị di động

Cảm biến điện dung

Đây là loại cảm biến được đặt bên dưới màn hình cảm ứng trên thiết bị di động của các bạn. Công nghệ cảm ứng điện dung dùng một lưới các điện cực phủ trên màn hình; trên đó có một điện thế. Khi ngón tay đến gần điện cực, điện dung của lưới thay đổi và có thể đo được. Bằng việc đo tất cả các điện cực, ta sẽ nhận biết được vị trí ngón tay.

Cảm biến tiệm cận

Đây là cách mà điện thoại biết khi nào bạn áp điện thoại lên tai để từ đó tắt hoặc mở màn hình. Cảm biến tiệm cận (proximity sensor) thường phát ra một loại trường điện từ; một chùm bức xạ hoặc một loại ánh sáng (như hồng ngoại chẳng hạn). Sau đó nó sẽ giám sát sự thay đổi của trường; hoặc những tín hiệu trả về để quyết định xem bạn có đang smartphone lại gần hay không. Khoảng cách mà cảm biến tiệm cận có thể nhận biết đối tượng vào khoảng 2-5cm.

Có nhiều loại cảm biến trên thiết bị di động
Có nhiều loại cảm biến trên thiết bị di động

Cảm biến vân tay

Cảm biến vân tay có hai loại. Đó là loại quang học và loại điện dung. Loại đầu thường dùng ở các máy đọc vân tay gắn ngoài hoặc máy để check in vào cơ quan. Còn loại điện dung mới là thứ được các nhà sản xuất đưa lên smartphone. Thay vì sử dụng nguồn sáng để nhận ra phần lồi lõm của vân tay, cảm biến quét điện dung sẽ dùng dòng điện để ghi nhận thông tin này, sau đó đối chiếu với dữ liệu chứa trong bộ nhớ để xem người dùng có phải là người đã đăng kí với hệ thống hay không.

Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết. Thường xuyên theo dõi chúng mình  tại đây để cập nhật thêm tin tức công nghệ mới nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *