Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thì các nhà khoa học đã tạo ra nhiều thứ có thể thay thế bộ phận của con người, và da nhân tạo là một trong những số đó. Da nhân tạo được sử dụng công nghệ cảm biến, có thể thay thế da thật. Mới đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã cùng nhau chế tạo ra loại da thông minh cảm biến có thể phát hiện được một số loại bệnh như bệnh Parkinson, các bệnh đường hô hấp,….
Mục Lục
Da thông minh là gì?

Như các bạn đã biết, với công nghệ phát triển vượt bậc như ngày nay, các bộ phận nhân tạo như tay, chân giả,… Đã có thể được điều khiển bởi vi mạch điện tử với nhiều bộ vi xử lí. Mục đích để nhận các tín hiệu phản hồi từ não. Mặc dù vậy, những cánh tay giả vẫn chưa thể nào cho ta cảm giác cầm nắm vật chắc chắn và linh hoạt.
Các nhà khoa học đã phát minh ra một phương pháp giúp các bộ phận thay thế của cơ thể người. Nó có thể tiếp nhận các kích thích từ môi trường; tổng hợp và gửi tín hiệu tương ứng lên não bộ. Sản phẩm của họ là một loại chất liệu tổng hợp; và tích hợp các cảm biến xúc giác giúp mô phỏng lại các chức năng của da thật.
Da thông minh bọc bên ngoài bàn tay giả như găng tay. Nó được làm từ chất liệu elastomer mềm có tính chất đàn hồi; chứa cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, áp lực và điện cực kích thích dây thần kinh.
Tác dụng phản ứng của lớp da này được chứng minh qua các thí nghiệm bắt bóng; cầm nắm cốc nước nóng hoặc lạnh; chạm vào búp bê đồ chơi có thân nhiệt của con người. Khi bắt tay hay đặt tay lên bụng của một em bé; bàn tay giả có thể mang lại cảm giác ấm áp quen thuộc. Lớp da thông minh còn có thiết kế độ bền và tính linh hoạt gần giống da tự nhiên.
Chế tạo thành công tấm da có chức năng phát hiện bệnh

Tấm da thông minh này do các nhà nghiên cứu tại Technion và Học viện Đại học Kinneret phối hợp với các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Tây An và Đại học quốc lập Trung Sơn cùng phát triển. Nhóm nghiên cứu cho biết tấm da nhân tạo này có chức năng như một hệ thống cảm biến; khoác trên người, chất liệu bền, nhẹ, thoáng khí.
Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống cảm biến này có thể phát hiện những chuyển động co rút và vặn xoắn với độ chính xác cao. Nó có thể sử dụng để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp; rối loạn vận động, bệnh Parkinson… Thiết bị cũng có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng của các bệnh nhân chấn thương do tai nạn. Và đồng thời tích hợp với các chi giả dưới dạng mô cơ hoặc da.
Các nhà nghiên cứu cho biết tấm da nhân tạo này cũng có thể hữu ích trong lĩnh vực phát triển robot cũng như nhiều lĩnh vực khác. Các nhà nghiên cứu khẳng định: “Các loại vật liệu để phát triển da điện tử rất rẻ. Vì vậy thiết bị cảm biến cũng không đắt. Giá cả là một yếu tố rất quan trọng nếu chúng ta muốn mang lại lợi ích cho hàng triệu người trên toàn thế giới”.