Dù không phải là hãng điện thoại quốc dân nhưng Huawei vẫn chưa hề đi chậm trong phát triển công nghệ vào những sản phẩm của mình. Trước đây khi làn sóng công nghệ 5G nổi dậy, Huawei cũng là một trong số đơn vị đầu tiên hoàn thành bài kiểm tra an ninh mạng 5G sớm nhất. Đến nay, công nghệ 6G đã bắt đầu được khai thác và thử nghiệm tại nhiều nơi trên thế giới. Và như thường lệ, Huawei vẫn sẽ tiếp tục đặt tham vọng trong việc phát triển công nghệ 6G cho sản phẩm của mình. Đây là điều không quá bất ngờ từ Huawei – đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ hiện đại.
Mục Lục
Huawei đặt mục tiêu sớm phát triển công nghệ 6G
Huawei Technologies sẽ thúc đẩy việc phát triển công nghệ 6G; bất chấp các lệnh cấm từ phía Mỹ. Họ hướng tới việc đặt ra tiêu chuẩn toàn cầu cho thế hệ mạng không dây mới. Ông Nhậm Chính Phi là người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Huawei. Ông phát biểu trong một cuộc họp gồm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và thực tập nội bộ rằng công ty sẽ tiếp tục phát triển mảng kinh doanh 5G và trí tuệ nhân tạo (AI). Đồng thời nỗ lực để đảm bảo vị trí dẫn đầu trong công nghệ 6G. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận ảnh hưởng từ các hạn chế thương mại của Mỹ; nhất là đối với hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh.
“Nghiên cứu của chúng tôi về 6G là để chuẩn bị chống lại những ngày khó khăn. Chúng tôi đặt mục tiêu giành được cơ sở của các bằng sáng chế 6G. Chúng tôi không được đợi cho đến khi 6G trở nên khả thi. Vì việc chờ đợi sẽ đặt ra những hạn chế lên chúng tôi do thiếu bằng sáng chế.” – ông Nhậm Chính Phi nói.

Huawei có nhiều thành tích trong phát triển công nghệ
Huawei nắm giữ số lượng lớn nhất các bằng sáng chế tiêu chuẩn cần thiết (SEP) cho công nghệ 5G. Nó cung cấp khả năng truyền dữ liệu nhanh hơn; độ trễ thấp hơn và quan trọng đối với nhiều ứng dụng; từ ô tô tự lái đến phát trực tiếp. Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, nhưng 6G hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cánh cửa hơn nữa cho các ứng dụng tương lai.
Giống như 5G, công nghệ không dây thế hệ kế tiếp đã trở thành điểm cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn. Trung Quốc ưu tiên công nghệ 6G như một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng. Mỹ và Nhật Bản cũng đang đổ tiền vào phát triển 6G; bao gồm cả việc sử dụng công nghệ vệ tinh, một trong những điểm mạnh của Mỹ.
Đại diện của Huawei chia sẻ
Tại cuộc họp, ông Nhậm Chính Phi cũng thảo luận về tác động từ lệnh cấm của chính quyền Washington đối với Huawei, bắt đầu vào năm 2019 khi Mỹ hạn chế gã khổng lồ viễn thông sử dụng công nghệ của Mỹ với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Công ty đã báo cáo sự sụt giảm doanh thu lớn nhất từ trước đến nay trong nửa đầu năm 2021, chủ yếu do hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh mờ nhạt.
“Vì hạn chế của Mỹ trong hai năm qua, chúng tôi không còn tìm cách sử dụng thành phần tốt nhất để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Thay vào đó, Huawei đang sử dụng các thành phần thích hợp khác để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Điều này giúp cải thiện lợi nhuận của công ty”, ông Nhậm Chính Phi nói.
Tuy nhiên, người đứng đầu Huawei nhấn mạnh sẽ không từ bỏ việc phát triển chất bán dẫn riêng thông qua đơn vị chip HiSilicon Technologies. Theo Nikkei đưa tin trước đó, Huawei đã đầu tư vào hơn 20 công ty liên quan đến chip. Hãng viễn thông Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục thuê nhân tài hàng đầu trên toàn thế giới; đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, với mức lương cao hơn so với những thị trường khác.

Mạng 6G có gì khác biệt so với những thế hệ trước đó?
Sự khác biệt đầu tiên mà chúng ta có thể thấy rõ ràng nhất đó chính là tốc độ. Sau mỗi thế hệ mạng di động, tốc độ sẽ là yếu tố quan trọng nhất cần phải được cải thiện. Và mạng 6G cũng như vậy. Mạng di động thế hệ thứ 6 sẽ sử dụng thiết bị vô tuyến tiên tiến hơn; có lượng sóng lớn hơn và đa dạng hơn so với 5G. Điều này bao gồm cả việc sử dụng phổ tần số cực cao (Extreme High Frequency). Nó mang lại tốc độ cực cao và dung lượng lớn trong khoảng cách ngắn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Bạn có thể xem thêm tin tức công nghệ mới nhất tại đây.